Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Sống chung với bão, được không?
Năm nào cũng thế, bão vào hàng chục trận, không tỉnh này thì tỉnh khác trên suốt chiều dài 2.000 cây số, khi mặt tiền của mảnh đất này đối diện với Biển Đông, khu vực gánh chịu những cơn bão lớn.

 



 


Từ ngàn đời đã thế và sau này sẽ vẫn thế. Có điều bây giờ khác xưa ở chỗ: Chúng ta tiếp cận được thông tin về bão sớm từ một tuần đến 10 ngày, và sau bão với công nghệ thông tin liên lạc, bộ mặt tàn phá hậu bão hiện ra toàn diện và chi tiết.



Không ai tránh được cảm giác đau đớn, xót xa khi nhìn vào những con số: Tính đến ngày 1/10, bão số 10 đã khiến 3 người chết, 50 người bị thương, 95.401 nhà bị tốc mái, 246 nhà bị sập, 30 tàu thuyền chìm và hỏng, hàng chục km đê sạt lở, cột điện gãy đổ, hoa màu và cây công nghiệp bị tàn phá...



Trực tiếp sống trong nhiều cơn bão, đi tham gia cứu trợ sau bão, nhiều người cảm nhận rất rõ nỗi đau đớn của đồng loại mất người thân, tiêu tan nhà cửa và sản nghiệp. Với đời sống khó khăn của người miền Trung, thì sự phục hồi còn khó khăn hơn nhiều, nỗi đau khổ còn kéo dài hơn nữa.



Đi qua những vùng tâm bão Quảng Bình, Vĩnh Linh (Quảng Trị), Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhiều câu hỏi thắc mắc không khỏi hiện lên. Tại sao từ thời tổ tiên lập nghiệp ở vùng đất này, đã đúc kết, truyền lại bao kinh nghiệm chống bão,chống lụt, sao năm nào chúng ta cũng đối diện "hậu bão" với những con số thiệt hại kinh hoàng đến thế!



Và hàng triệu dân miền Trung có thể sống chung với bão một cách hòa bình, ít thiệt hại nhất được không? Nhớ lại chuyện cũ, cách đây khoảng 20 năm, lúc nào trên báo cũng mô tả lại cảnh đồng bằng sông Cửu Long khốn khổ vì lũ lụt.



Và cuối cùng người dân ở vùng này cũng đã tìm ra câu trả lời về mùa nước nổi quen thuộc từ đời ông bà, thiên nhiên vẫn thế. Họ tìm cách sống chung với nó, giảm thiểu thiệt hại thiên tai, không gọi cái tên lũ lụt kinh hoàng, mà gọi là "sống chung với lũ”, là những trận nước nổi đem lại cái phù sa phì nhiêu cho đồng bằng.



Sau trận bão, lũ khủng khiếp năm 1999 và 2006 vào Đà Nẵng, Quảng Nam, chính quyền và người dân vùng này đã hình thành ý thức tự bảo vệ, áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất giảm thiểu thiệt hại vì bão lũ.



Ở khắp các vùng cận núi được nghiên cứu và dựng bảng kiên cố cảnh báo "Nơi có thể xảy ra lũ quét", giúp cho người dân địa phương tránh địa điểm nguy hiểm khi có mưa lớn.



Mỗi lần tin báo bão gần, tại cửa biển Đà Nẵng, Cù Lao Chàm, đảo Lý Sơn thường thấy cảnh tàu lớn được lai dắt vào âu thuyền tránh bão, ngư dân dùng xe goòng đẩy tàu nhỏ và thuyền lên nằm trên đường nhựa. Ngư dân không được phép ở trên tàu lúc bão đến...



Kinh nghiệm sống của người dân ven biển rất quý. Nhà nào cũng có căn gác tích trữ lương thực, thực phẩm, thậm chí cả thùng gas, nước sạch để có thể sống tốt một tuần khi bị lụt bao vây. Nghe tin bão thì họ chất hàng chục bao đất hoặc cát ướt trên mái nhà để chống lại sức giật của gió làm tốc mái.



Kinh nghiệm này cũng được các khu nghỉ mát ven biển, các nhà hàng lớn đang áp dụng. Hết bão lại dọn dẹp mái nhà để đảm bảo mỹ quan. Hội An năm nào cũng lụt. Những ngôi nhà cổ vài trăm năm ngâm trong dòng nước hàng tuần. Tuy nhiên, người dân, du khách có bản đồ về những địa điểm có phương tiện giao thông cứu trợ, y tế.



Còn những kinh nghiệm của dân Hội An chạy lụt thì gần như một "công nghệ” hoàn hảo, tránh cho các kho hàng hóa không bị ngâm nước lũ, các cửa hàng phục vụ du khách vẫn mở cửa giữa trận lụt.



Các khu công nghiệp trên địa bàn này có những công trình nghiên cứu và cảnh báo cho các doanh nghiệp đến làm ăn đầu tư nhà xưởng thích hợp với tính chất "phòng bão". Mấy năm nay, bão lớn hầu như không vào Quảng Nam Đà Nẵng, nhưng tinh thần cảnh giác của người dân chưa bao giờ quên lãng. Chuyện thiệt hại vì lũ lụt giảm thiểu rất nhiều.



Trong trận bão số 10 ở các tỉnh Bắc miền Trung, không hiếm than thở bất ngờ về độ tàn phá mạnh mẽ của cơn bão. Đã có cảnh báo chính xác rõ ràng hướng đi, sức giật và thời gian đổ bộ của cơn bão, nhưng gần 100 ngàn căn nhà tốc mái, hàng chục tàu thuyền trôi nổi trên sông bị sóng đánh tan tành!



Chúng ta ghi nhận công tác sơ tán dân vùng bão kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về người ở Quảng Bình, Quảng Trị, nhưng lại các ban phòng chống bão lụt vẫn "quên" cảnh báo và sơ tán dân vùng lũ Nghệ An, Hà Tĩnh trong trường hợp vỡ đập hoặc xả lũ các đập tràn thủy lợi và thủy điện, để cho người dân quá bất ngờ và trắng tay vì lũ đuổi.



Trình độ ứng phó với thiên tai yếu, thiếu sự học hỏi, đúc kết. Quy trình "công nghệ chống bão lụt" phải được các cấp chính quyền học hỏi, phổ biến giữa các tỉnh, phố biến tập huấn cho người dân những việc cần chuẩn bị trước mùa bão lũ hàng năm. Học chống bão lụt là việc phải làm ngay, dù muộn!

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn (14-05-2024)
    Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan (13-05-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (13-05-2024)
    Vụ cháy trung tâm thương mại tại Ba Lan: Nhiều gian hàng của người Việt bị thiệt hại nặng nề (12-05-2024)
    Hàn Quốc sẽ cấp phép cho các bác sĩ nước ngoài do đình công kéo dài (10-05-2024)
    Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ (30-04-2024)
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Chàng sinh viên Việt tỏa sáng trên “đất nước hoa hồng” (07-10-2013)
    Gieo mầm tin vào sức mạnh dân tộc (02-10-2013)
    Người hồi sinh men ngọc cho gốm Việt (27-09-2013)
    Tiếng sáo hy vọng của chàng trai khiếm thị (26-09-2013)
    Chàng trai gốc Việt làm giàu nhờ các bản thuyết trình (20-09-2013)
    Đời lân sư rồng trên bến Bình Đông (kỳ cuối) (18-09-2013)
    Đời lân sư rồng trên bến Bình Đông (13-09-2013)
    Cô gái xứ Thanh 2 lần đỗ thủ khoa (06-09-2013)
    Một lão nông ăn cơm nhà làm đường giao thông (29-08-2013)
    Mỹ lên tiếng về việc triển khai máy bay không người lái trong khu vực (16-08-2013)
    “Đất nước và con người Việt Nam” trong Đại Hội Y Sĩ VN toàn quốc tại Seattle (10-08-2013)
    Cô nàng bỏ đại học, thu nhập hơn 200 triệu một tháng (09-08-2013)
    Trần Khánh Liễm: Chút kỷ niệm với Phạm Kim (báo Người Việt Tây Bắc) và nhạc sĩ Anh Bằng. (13-07-2013)
    Thêm 200 lao động "chui" Việt Nam bị phát giác tại Matxcơva  (27-06-2013)
    Cô gái gốc Việt chỉ huy đơn vị quân đội ở Mỹ (24-06-2013)
    Dương Cầm Thủ VanAnh Nguyễn đến từ Sydney- trình diễn tại tại Sorrento Hotel- Seattle (14-06-2013)
    Những trái tim bác ái ở Little Saigon (11-06-2013)
    Thư viện Đại Học Washington và bộ sưu tập giá trị: ‘Kỷ Nguyên Việt Nam’- VietNam Era Collection (31-05-2013)
    Người Việt hối lộ hàng triệu USD để xin visa đi Mỹ? (25-05-2013)
    Mỹ: Bắt nghi phạm giết người trong tiệm Phở Việt (18-05-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153135831.